Phương hướng cải cách hành chính của đơn vị xã Gia Sinh năm 2022

Để nâng cao chất lượng đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương năm 2022. Đơn vị xã Gia Sinh nêu cao phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính năm 2022, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan và các ban ngành chuyên môn trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 và gắn với thực hiện kế hoạch của địa phương. Tăng cường, chú trọng  công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh thực hiện công tác cải cách hành chính tại UBND xã. Đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cải cách hành chính của xã. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp; và các văn bản liên quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên đài truyền thanh xã, lồng ghép tuyên truyền cải cách hành chính với phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các chủ trưởng của Đảng, pháp luật của nhà nước trên địa bàn xã.

 Tăng cường theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến của công dân, tổ chức khi đến giao dịch giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã; Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính”. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả phần mềm một cửa điện tử tại bộ phận tiếp nhận trả kết quả xã. Thực hiện cung cấp thông tin về tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định như: Công khai địa chỉ, hộp thư, số điện thoại, mail cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính.

 Thứ hai, về cải cách thể chế, UBND xã đề ra giải pháp:Nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng quy trình ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của huyện trên tất cả các lĩnh vực; khắc phục tính thụ động trong việc chuẩn bị, soạn thảo, thẩm định văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong quá trình xây dựng và phát hành văn bản, phát huy tính dân chủ, nâng cao chất lượng văn bản.Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát việc ban hành văn bản QPPL tại đơn vị UBND xã, để đảm bảo về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và tiến độ thực hiện.

 Thứ ba, về cải cách thủ tục hành chính, UBND xã xác định các nhiệm vụ cụ thể, đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện mô hình bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Kiện toàn nhận sự làm việc tại bộ phận một cửa đúng theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Triển khai thực hiện các TTHC đã được UBND tỉnh công bố, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc công khai thủ tục hành chính và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đảm bảo 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã được cập nhật, niêm yết công khai kịp thời, đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã. Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính. Tăng cường các giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 đối với một số thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết.

 Thứ tư, về cải cách tổ chức bộ máy. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 25/10/2018 của Ban chấp hành TW đảng Khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ “về chính sách tinh giản biên chế” và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP”. Đổi mới phương thức làm việc của cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời tổ chức thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa” cấp xã đi vào hoạt động nề nếp để tổ chức và công dân khi đến giao dịch tại cơ quan hành chính nhà nước được dễ dàng hơn.

 Thứ năm, về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcTăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, hợp đồng cấp xã, nhất là sau đại học; tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã  để từng bước nâng cao trình độ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Tăng cường công tác tự kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm chấn chỉnh một cách mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và chấn chỉnh việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, đạo đức công vụ, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức danh số lượng và chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động đối với mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh.

 Thứ sáu, về cải cách tài chính công. 

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Nâng cao hiệu quả, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, nhất là lĩnh vực đầu tư công, quản lý tài sản công.Tăng cường chỉ đạo triển khai đầy đủ các quy định về công khai tài sản, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong công tác thu, chi ngân sách hàng năm.

 Thứ bảy, về hiện đại hóa hành chính. 

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trọng tâm là sử dụng hiệu quả các phần mềm: Quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử công vụ, phần mềm một cửa điện tử, chữ ký số, phần mềm quản lý ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, xã và trong giải quyết thủ tục hành chính. Duy trì 100% văn bản đi/đến được xử lý trên phần mềm quản lý văn bản điều hành; sử dụng trao đổi văn bản trên môi trường mạng bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số. Triển khai thực hiện dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 đối với một số thủ tục phù hợp với điều kiện dân trí ở địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và có biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức UBND  xã được trang bị máy tính để phục vụ công việc; 100% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện làm việc cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã.

 

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập